Ransomware tiếp tục là mối đe dọa nghiêm trọng cho doanh nghiệp 2025 

ransomware

Ransomware vẫn tiếp tục là một mối đe dọa tinh vi, có thể vô hiệu hóa hoàn toàn hoạt động của bất kỳ tổ chức nào. Trong bối cảnh các cuộc tấn công ngày càng khó lường, việc nâng cao năng lực phòng thủ, nhận diện sớm và phản ứng kịp thời không chỉ là yêu cầu về bảo mật, mà còn là chiến lược sống còn để bảo vệ vận hành và uy tín tổ chức. 

Doanh nghiệp vẫn tiếp tục là mục tiêu chính của ransomware 2025 

Theo Báo cáo Tổng kết An ninh mạng 2024 của VSEC, trong năm 2024, các nhóm tội phạm ransomware ngày càng gia tăng, tiếp tục mở rộng quy mô cũng như mức độ ảnh hưởng.  

Trước những nỗ lực chung của các cơ quan thực thi pháp luật và an ninh dẫn đến việc triệt phá các nhóm ransomware lớn, điều này buộc các nhóm ransomware phải thích nghi với môi trường bằng cách thay đổi chiến thuật như sử dụng các mã độc mới và tập trung vào thị trường với quy mô nhỏ hơn. 

Một số lĩnh vực cũng đã trở thành mục tiêu chính cho các nhóm ransomware. Theo báo cáo Tổng kết an ninh mạng 2024 của VSEC, các ngành công nghiệp, các tổ chức chăm sóc sức khỏe, vẫn là ưu tiên hàng đầu của tội phạm mạng, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các cuộc tấn công mạng. 

ransomware

Tội phạm mạng không chỉ tận dụng các lỗ hổng kỹ thuật, mà còn khai thác cả các công cụ CNTT hợp pháp để xâm nhập sâu vào hạ tầng mạng. Một ví dụ điển hình gần đây là việc Microsoft công bố các tác nhân đe dọa đã lợi dụng công cụ hỗ trợ từ xa Quick Assist để triển khai mã độc tống tiền Black Basta.  

Không chỉ gây thiệt hại về tài chính, ransomware còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của các tổ chức.Theo IBM Cost of Data Breach Report 2024, chi phí trung bình để khắc phục một cuộc tấn công ransomware đã lên đến gần 5 triệu USD. Một số tổ chức thậm chí không thể khôi phục dữ liệu ngay cả khi trả tiền chuộc, dẫn đến mất lòng tin từ khách hàng và đối tác. 

Đáng lo ngại hơn, sự ra đời của mô hình Ransomware-as-a-Service (RaaS) đang làm giảm đáng kể rào cản kỹ thuật cho các tác nhân mới tham gia vào hoạt động này. Đây là mô hình dịch vụ Ransomware cho phép các tin tặc ít kinh nghiệm cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công mà không cần hiểu biết chuyên sâu về kỹ thuật. 

Hệ quả là số lượng cuộc tấn công ransomware đang tăng theo cấp số nhân, cả về quy mô lẫn mức độ ảnh hưởng. Theo Cybersecurity Ventures, đến năm 2031, cứ mỗi 2 giây sẽ có một vụ tấn công ransomware xảy ra, với tổng thiệt hại toàn cầu có thể lên tới 275 tỷ USD mỗi năm. 

“Sự phổ biến của Ransomware và quyền truy cập hệ thống trên chợ đen đã “dân chủ hóa tội phạm mạng”, cho phép cả những kẻ tấn công thiếu kinh nghiệm cũng có thể gây ra thiệt hại lớn” – Chuyên gia VSEC nhận định.  

Phòng thủ chủ động – Chìa khóa bảo vệ doanh nghiệp 

Năm 2024 đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về các cuộc tấn công cũng như chi phí liên quan đến tấn công mạng. Các tổ chức cần phải đầu tư mạnh mẽ vào các giải pháp bảo mật để giảm thiểu rủi ro về tài chính và đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục. 

Trong bối cảnh đó, không một tổ chức nào có thể tuyên bố “miễn nhiễm”. Thay vì đặt toàn bộ niềm tin vào khả năng phòng ngừa tuyệt đối – một điều gần như không thể – các doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược phòng thủ chủ động toàn diện. 

Dịch vụ MDR – Managed Detection and Response của VSEC là dịch vụ bảo mật tập trung vào việc phát hiện, phản hồi và xử lý các mối đe doạ. Với khả năng giám sát 24/7/365 đảm bảo hệ thống luôn được bảo vệ và được hỗ trợ xử lý, tư vấn trực tiếp khi đối mặc với các tình huống phức tạp. Điều này làm giảm khả năng xâm nhập, đồng thời xây dựng, nâng cao hình ảnh của tổ chức trong ngành. 

Với khả năng phát hiện tấn công mạnh mẽ kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (Machine Learning) và Threat Intelligence giúp doanh nghiệp phát hiện các mối đe dọa tinh vi mà các giải pháp truyền thống khó nhận diện.  

Ngoài ra MDR cung cấp sự phản hồi nhanh chóng để phản ứng với các nguy cơ, sự cố nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng từ các mối đe dọa. Trong bối cảnh các cuộc tấn công ransomware ngày càng tinh vi và khó phát hiện, các giải pháp bảo mật truyền thông đã không còn đủ mạnh để phát hiện các dấu hiệu bất thường, MDR chính là giải pháp “cứu cánh” giúp doanh nghiệp luôn chủ động trước các mối đe dọa tiềm tàng. 

Nếu như MDR giúp doanh nghiệp chủ động phát hiện các dấu hiệu xâm nhập sớm thì dịch vụ DFIR (Digital Forensics and Incident Response) chính là “tuyến phòng thủ cuối cùng” giúp doanh nghiệp khôi phục nhanh, tiếp tục vận hành, và giảm chi phí khắc phục tối đa  trước các cuộc tấn công ransomware. 

Với tri thức được tích lũy qua nhiều năm của chuyên gia VSEC, DFIR đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu sự lây lan diện rộng của sự cố, bảo vệ dữ liệu nhạy cảm, và giúp tổ chức nhanh chóng khôi phục hoạt động sau cuộc tấn công.  

Việc triển khai dịch vụ Digital Forensic & Incident Response không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ mình khỏi các cuộc tấn công hiện tại mà còn nâng cao khả năng phòng ngừa và ứng phó với các nguy cơ trong tương lai, từ đó đảm bảo an ninh mạng trong bối cảnh công nghệ số ngày càng phát triển. 

Chủ động xây dựng quy trình phòng thủ chủ động giúp doanh nghiệp phát hiện sớm các hành vi bất thường, ứng phó sự cố một cách kịp thời và điều tra sâu để loại bỏ triệt để nguồn gốc của cuộc tấn công, bảo vệ hệ thống dữ liệu.