
Tại AI Summit 2025, sự kiện quy tụ các chuyên gia công nghệ và lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu, VSEC mang đến những giải pháp an ninh mạng tiên tiến, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao khả năng phát hiện và xử lý mối đe dọa. Với sự gia tăng của các cuộc tấn công mạng sử dụng AI – theo Gartner, hơn 30% các cuộc tấn công mạng năm 2025 sẽ khai thác AI để tấn công hệ thống doanh nghiệp – nhu cầu về giải pháp bảo mật thông minh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Threat Intelligence Platform (TIP) – Tận dụng AI để dự báo mối đe dọa
Tại gian hàng của mình, VSEC đã demo cho khách tham quan các tính năng của Threat Intelligence Platform (TIP), một nền tảng ứng dụng AI để phân tích, phát hiện và cảnh báo sớm về các nguy cơ an ninh mạng. Hệ thống này thu thập và xử lý dữ liệu từ hàng triệu nguồn trên toàn cầu, giúp doanh nghiệp: Tự động phát hiện nguy cơ trước khi chúng ảnh hưởng đến hệ thống, Hỗ trợ các chuyên gia an ninh mạng trong việc đưa ra quyết định phản ứng nhanh chóng và Tích hợp liền mạch với SOC (Security Operation Center), nâng cao khả năng phòng thủ chủ động.
Anh Lê Minh Quý – Trưởng nhóm tư vấn giải pháp VSEC đang giới thiệu giải pháp bảo mật Threat Intelligence Platform tại sự kiện.
Theo báo cáo từ IBM, các hệ thống Threat Intelligence ứng dụng AI có thể giúp giảm 70% thời gian phản ứng với sự cố so với phương pháp truyền thống. Đây là một bước tiến quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam chủ động hơn trước các cuộc tấn công ngày càng tinh vi.
Managed Detection & Response (MDR) – Giám sát và Phản ứng 24/7
Một trong những dịch vụ nổi bật khác tại gian hàng VSEC là Managed Detection & Response (MDR), cung cấp khả năng giám sát an ninh mạng liên tục 24/7, giúp doanh nghiệp ngăn chặn mối đe dọa trong thời gian thực. Dịch vụ này không chỉ đòi chất lượng chuyên gia có năng lực chuyên môn cao mà còn có khả năng tích hợp AI lớn. Khi cộng tác cùng AI, giải pháp MDR sẽ mang lại khả năng Tự động phân tích dữ liệu – giảm thiểu cảnh báo giả; Tăng tốc độ phát hiện tấn công – rút ngắn thời gian phản ứng; Tối ưu chi phí – giúp doanh nghiệp không cần duy trì một đội ngũ SOC nội bộ đắt đỏ.
(Báo cáo Thị trường MDR 2025 – MarketsandMarkets)
Theo nghiên cứu của MarketsandMarkets, thị trường MDR đã đạt 2,95 tỷ USD vào năm 2024, dự kiến tăng lên 3,47 tỷ USD vào năm 2026 và đạt 5,6 tỷ USD vào năm 2026. Những con số này cho thấy nhu cầu ngày càng cao về các giải pháp bảo mật chủ động như của VSEC.
Đại diện của VSEC cho hay “Chúng tôi lựa chọn cộng tác với các đối tác chiến lược có tên tuổi hàng đầu trên thế giới là Crowstrike, SentinalOne, Trellix, … để mang đến giải pháp MDR toàn diện cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Am hiểu và luôn cập nhật các ứng dụng công nghệ mới nhất trên thế giới, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp cải thiện khả năng phòng ngự và ứng phó nhanh chóng cho bộ phận CNTT, bảo mật trong nội bộ doanh nghiệp.”
Digital Forensics & Incident Response (DFIR) – Giải quyết sự cố một cách hiệu quả
Khi một cuộc tấn công xảy ra, phản ứng nhanh chóng là yếu tố quyết định trong việc giảm thiểu thiệt hại. Dịch vụ DFIR (Digital Forensic and Incident Response) của VSEC giúp doanh nghiệp điều tra nguyên nhân, xác định phạm vi ảnh hưởng và khắc phục hậu quả theo cách bài bản, chuyên sâu. Ứng dụng AI trong DFIR giúp Tự động phân tích nhật ký hệ thống, xác định các hành vi đáng ngờ; Tăng tốc độ điều tra, giảm thời gian khắc phục sự cố từ trung bình 280 ngày xuống dưới 100 ngày (theo báo cáo của Ponemon Institute); Hỗ trợ tuân thủ quy định, giúp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật như ISO 27001, NIST.
Trong tương lai, sự kết hợp giữa AI và DFIR sẽ ngày một mạnh mẽ và đem lại khả năng phản ứng nhanh hơn, cải thiện độ chính xác và hiệu quả trong việc xử lý sự cố cho các doanh nghiệp. Tháng 2/2025, IDC đã công bố báo cáo thường niên IDC FutureScape: Dự báo Chuyển đổi Kinh doanh Số và AI Toàn cầu 2025 – Tác động tại Khu vực Châu Á/Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) (APEJ), nhấn mạnh tác động của chuyển đổi số và AI đối với các doanh nghiệp trong khu vực. IDC dự đoán rằng chi tiêu cho AI sẽ tăng với tốc độ gấp 1,7 lần so với tổng chi tiêu công nghệ số trong ba năm tới, tạo ra tác động kinh tế hơn 1,6 nghìn tỷ USD cho khu vực APEJ vào cuối năm 2027. Theo đó có tới hơn 60% doanh nghiệp toàn cầu sẽ áp dụng AI vào quy trình phản ứng sự cố vào năm 2026 để giảm thiểu tổn thất do tấn công mạng.
Theo các chuyên gia VSEC, cùng với AI dịch vụ bảo mật DFIR có thể mang lại năng lực: Phân tích dữ liệu lớn nhanh hơn – bởi AI có thể xử lý hàng terabyte dữ liệu nhật ký trong vài phút, giúp giảm 90% thời gian điều tra so với phương pháp truyền thống; Dự đoán hành vi tấn công – AI có khả năng học hỏi từ các cuộc tấn công trước để dự đoán và cảnh báo sớm các mối đe dọa tiềm tàng; Tích hợp tự động hóa – AI có thể tự động thực hiện một số bước phản ứng như cô lập hệ thống bị ảnh hưởng, thu thập chứng cứ số, và đề xuất biện pháp khắc phục.
IDC FutureScape: Dự báo Chuyển đổi Kinh doanh Số và AI Toàn cầu 2025
AI Summit 2025 là sự kiện công nghệ hàng đầu dành cho doanh nghiệp, lãnh đạo công nghệ, chuyên gia công nghệ, diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh (ngày 20/3/2025) và Hà Nội (21/3/2025), mang đến những giải pháp đột phá về Generative AI và các chiến lược ứng dụng AI Agents vào vận hành doanh nghiệp.
Nguồn: Báo Thế giới số