Ngày 27/11 vừa qua, tại tọa đàm “An toàn thông tin trong kỷ nguyên số” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức tại khách sạn Mường Thanh, TP HCM, ông Trương Đức Lượng – Chủ tịch HĐQT VSEC đã có những chia sẻ nhấn mạnh tầm quan trọng của giải pháp an ninh mạng trong việc bảo vệ thông tin và hệ thống của các cá nhân và doanh nghiệp trước những mối đe dọa từ các cuộc tấn công mạng.
Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc bảo vệ dữ liệu và hệ thống thông tin đã trở thành một yêu cầu tất yếu. Đối mặt với các nguy cơ ngày càng tăng, việc đảm bảo an ninh thông tin không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là nhiệm vụ sống còn đối với các tổ chức và doanh nghiệp.
Tham dự tọa đàm “An toàn thông tin trong kỷ nguyên số” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức ngày 27/11/2024 vừa qua tại khách sạn Mường Thanh, TP HCM, Ông Trương Đức Lượng – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần an ninh mạng Việt Nam (VSEC) – đã chia sẻ những góc nhìn sâu sắc và kinh nghiệm thực tiễn, nhằm góp phần tạo dựng nền tảng bảo mật thông tin vững vàng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tại tọa đàm, ông Trương Đức Lượng đã nhấn mạnh tấn công mạng luôn hiện hữu và ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin và xu thế trực tuyến.
Theo số liệu từ Kaspersky, trong quý III năm 2024, đã có hơn 5 triệu mối đe dọa được phát hiện, với 18,7% người dùng Internet Việt Nam trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng. Thực tế này cho thấy sự cần thiết phải đầu tư vào các giải pháp an ninh mạng, đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển mình sang môi trường trực tuyến.
Mặt khác, theo ông Trương Đức Lượng, để bảo vệ hệ thống thông tin hiệu quả, việc thiết lập quy trình và quy định về an toàn thông tin (ATTT) là điều vô cùng quan trọng. Việc tuân thủ các quy trình và quy định này trong thực hiện là yếu tố quyết định đến hiệu quả của hệ thống bảo vệ. Một môi trường làm việc an toàn phải bắt đầu từ việc mọi người đều có nhận thức đúng đắn về an ninh thông tin.
Giải pháp an ninh mạng hàng đầu cho doanh nghiệp
Ông Trương Đức Lượng cũng nhấn mạnh, để bảo đảm an toàn thông tin cho tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tự trang bị tường lửa, endpoint; thiết lập trung tâm giám sát và đánh giá bảo mật thường xuyên. Đồng thời, hoạt động tập huấn cũng cần diễn tập định kỳ, hoạt động nhân sự cần đào tạo tại chỗ theo các chứng chỉ quốc tế…
Theo ông Lượng, con người là yếu tố cốt lõi trong chiến lược an toàn thông tin. Đầu tiên và quan trọng nhất, tổ chức cần chú trọng đến việc đào tạo nhận thức cho cán bộ và nhân viên. Ông Lượng cũng nhấn mạnh, việc đào tạo nhận thức của lãnh đạo là quan trọng nhất.
Tiếp theo, cần vận hành các quy trình và quy định cụ thể về an toàn thông tin. Bằng cách áp dụng các quy trình, quy định rõ ràng sẽ giúp tổ chức duy trì tính an toàn và bảo mật trong thời gian dài và hiệu quả hơn.
Cuối cùng, tổ chức nên đầu tư vào các giải pháp công nghệ và kỹ thuật để bảo vệ hệ thống thông tin tốt hơn. Điều này bao gồm việc triển khai các công nghệ như tường lửa, phần mềm chống mã độc, và các hệ thống phát hiện xâm nhập. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp nâng cao khả năng phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa, đồng thời bảo vệ dữ liệu nhạy cảm một cách hiệu quả.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực An toàn thông tin, là đơn vị MSSP đầu tiên của Việt Nam đạt được đồng thời chứng nhận CREST cho các dịch vụ bảo mật quan trọng là Penetration Testing và SOC, xếp hạng trong Top 250 MSSP toàn cầu, VSEC cam kết mang lại cho các doanh nghiệp những giải pháp, những công nghệ an toàn thông tin hiện đại, tối ưu nhất với mục tiêu bảo vệ doanh nghiệp trong bối cảnh an ninh mạng đang không ngừng phát triển nhanh chóng.